Friday, June 7, 2019

Đau mắt đỏ - những cách xử lý bệnh nhanh và chuẩn


Đau mắt đỏ - những cách xử lý bệnh nhanh và chuẩn

Đau mắt đỏ, một loại bệnh thường gặp trong mùa hè. Nguyên nhân đau mắt đỏ là do vi khuẩn virus gây ra hoặc do các phản ứng của cơ thể đối với thay đổi của môi trường gây nên nhiễm trùng mắt. Căn bệnh này dễ dàng lây lan sang người khác qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch mắt của người bệnh. Vậy cách xử lý bệnh đau mắt đỏ như thế nào?


ảnh tham khảo

Triệu chứng đau mắt đỏ

Khi bị đau mắt đỏ ta dễ dàng có thể nhận ra bởi trong mắt sẽ xuất hiện các tia đỏ, ghèn mắt nhiều, dịch mắt liên tục tiết ra, cảm giác ngứa rát khó chịu như có cát trong mắt..Bệnh thường phát sinh ở 1 bên mắt sau đó lan sang bên mắt còn lại.

Thời gian đau mắt đỏ thường kéo dài từ 10 -15 ngày. Khi mới bị trong mắt thường xuất hiện vài tia nhỏ màu đỏ, qua vài ngày các mí mắt sẽ sưng nề, mắt đỏ hơn do cương tụ mạch máu, trong cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện những cảm giác mệt mỏi, đau nhức mắt, chảy nước mắt… Sau mỗi lần ngủ dậy mắt thường khỏ mở vì nhiều gỉ quanh mắt.

Biểu hiện đau mắt đỏ

Biểu hiện thường thấy của bệnh đau mắt đỏ là: chảy nhiều nước mắt, mắt sưng đỏ và ngứa rát. Đau liên tục trong mắt, khó chịu nhiều hơn khi tiếp xúc với ánh sáng.

Trên mắt xuất hiện các dịch màu trắng (thường do virus hoặc dị ứng), dử mắt màu vàng (do vi khuẩn). Mắt xưng đỏ nhưng vẫn có thể nhìn rõ, tuy nhiên có một số trường hợp đau mắt đỏ xong bị mờ mắt.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Trẻ em là lứa tuổi dễ mắc bệnh đau mắt đỏ do chưa ý thức được các vấn đề về vệ sinh. Do đó cần theo dõi sát trẻ nhỏ, khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Ngăn không cho trẻ dụi mắt và chơi với các đồ vật bẩn.

trẻ bị đau mắt đỏ mấy ngày thì khỏi? thường trẻ nhỏ sẽ khỏi bệnh từ 7 – 10 ngày nếu được giữ vệ sinh và sử dụng thuốc theo chỉ định.

ảnh tham khảo

Thuốc chữa đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi là câu hỏi của nhiều người. khi bị bệnh đau mắt đỏ cần kết hợp giữa việc tra thuốc và ăn kiêng để bệnh nhanh khỏi. vậy đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì?

Khi cảm thấy mắt đỏ ngứa nên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý 0,9%, nước muối sinh lý sẽ giúp rửa trôi các dịch trong mắt, làm dịu cho mắt. Nếu mắt bị viêm kết mạc do vi khuẩn nên sử dụng dung dịch kháng sinh như: tobramyxin, ofloxaxin.. kết hợp với việc sử dụng thuốc giảm phù nề. Nếu do virus bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế để được điều trị cụ thể do kháng sinh tra mắt không diện được virus.

Những lưu ý khi bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ dễ lây lan và dễ làm tổn thương cho mắt, chính vì thể không nên dụi mắt bằng tay. Nên sử dụng khăn riêng và phơi khăn ngoài ánh sáng. Không dùng chung các đồ vật với người khác.

Thường xuyên vệ sinh tay bằng nước ấm trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt. Chỉ nên vệ sinh mắt bằng nước sạch và nên hạn chế mắt tiếp xúc với nước.

Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị bệnh để tránh bệnh lây sang mắt bên kia.
Nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể.

Hạn chế tối đa tiếp xúc, không nên đến những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

ảnh tham khảo


Đau mắt đỏ có nên ngủ nhiều không

Theo các chuyên gia y tế, việc ngủ nhiều không giúp điều trị bệnh đau mắt đỏ, do đó không có khuyến cáo nào cho vấn đề này. Nên để mắt nghỉ ngơi ở mức độ vừa phải, tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi và môi trường ánh sáng mạnh (ti vi, điện thoại..)

Đau mắt đỏ kiêng gì

Mẹo trị đau mắt đỏ đơn giản chính là kiêng các thực phẩm không có lợi cho mắt. Các thực phẩm như: tỏi, ớt, thịt bò… dễ gây cảm giác nóng rát trong mắt khiến mắt trở lên khó chịu hơn.

Các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, thuốc lá… sẽ làm giảm thị lực, gây ảnh hưởng lớn đến mắt.
Ngoài ra nên kiêng đồ tanh: tôm, cua, cá.. những thực phẩm này có tác động xấu tới tình trạng viêm kết mạc.

Bệnh đau mắt đỏ thường khỏi sau 10 -15 ngày, nếu bạn sử dụng các loại dung dịch kháng sinh nhưng bệnh đau mắt đỏ lâu ngày không khỏi, hãy nên đi đến các cơ sở y tế để được khám chữa và sử dụng thêm các loại thuốc điều trị.

No comments:

Post a Comment