Tuesday, July 9, 2019

Nứt gót chân || Chấm dứt cơn đau gót chân nứt nẻ


Nứt gót chân || Chấm dứt cơn đau gót chân nứt nẻ

Bàn chân là nơi chịu phần lớn sức nặng của cơ thể, nó cũng là phương tiện giúp chúng ta chinh phục khoảng cách. Bàn chân bị nứt nẻ, đau rát, khó đi lại sẽ khiến cho chúng ta gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Bài viết hôm nay sẽ dẫn mọi người đi tìm hiểu vấn đề nứt gót chân.


Nứt gót chân (nguồn ảnh: internet)

Nứt gót chân là bệnh gì

Không chỉ có vùng da mặt mới gợi lên vẻ quyến rũ cho một người phụ nữ, vùng da chân cũng là nơi thu hút nhiều ánh mắt nhìn vào. Vậy bạn nghĩ sao khi vùng da này luôn nhăn nheo, nứt nẻ?

Nứt gót chân là hiện tượng gót chân bị khô cứng nứt nẻ, vùng da gót chân liên tục dày lên và trở nên thô ráp, sần sùi.  Điều này xảy ra do lớp tế bào tầng dưới cùng của da phân hóa và bị đẩy lên trên nhường chỗ cho các tế bào da mới. Nứt gót chân tiếng anh là “heel crack” – ám chỉ vùng da chân bị bẻ gãy.

Nguyên nhân của nứt gót chân

Nứt gót chân nguyên nhân phần nhiều là do chúng ta vệ sinh không đúng cách khiến vùng da chân bị các loại vi khuẩn tấn công, chúng len lỏi vào trong các lớp tế bào da gây nứt nẻ da.

Ngoài ra cơ thể bị thiếu nước, thường xuyên hoạt động tại các môi trường ôi nhiễm mà không có công cụ bảo vệ bàn chân cũng khiến vùng da chân bị tổn thương.

Dấu hiệu nứt gót chân

Khi vùng gót chân có các biểu hiện da dày nên, khô rát, vùng da hơi chuyển màu, .. là khi gót chân bị tổn thương, nếu không có những biện pháp tác động vùng gót chân sẽ bị nứt đen sau vài ngày.
Nứt gót chân có nguy hiểm không

Nứt gót chân không gây nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ và vấn đề đi lại. Hãy thử nghĩ xem, mọi thứ trên người bạn đều khá hoàn hảo nhưng da bàn chân khô nứt thì bạn có thể tự tin ra ngoài đường hoặc đi dạo phố cùng người thân hay không.

Những người thường bị nứt gót chân

những người dễ bị nứt gót chân (nguồn ảnh: internet)

Hầu hết mọi người đều có thể bị nứt gót chân, tuy nhiên những người thường lao động ngoài trời tiếp xúc với nhiều khói bụi ôi nhiễm sẽ có tỉ lệ nứt gót chân cao hơn.

Phụ nữ thường nứt gót chân sau khi sinh do việc vệ sinh không đảm bảo và nội tiết tố của cơ thể chưa ổn định.

Nứt gót chân thường bị vào thời điểm nào

Nứt gót chân có thể bị quanh năm nếu bạn vệ sinh không sạch sẽ và đúng cách, tuy nhiên nứt gót chân mùa hè thường phổ biến hơn cả bởi thời điểm này là thời điểm rất thích hợp cho các loại vi khuẩn phát triển.

Nứt gót chân phải làm sao

Nứt gót chân cách chữa đầu tiên bạn cần làm là tăng lượng nước cho cơ thể, kết hợp với chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Vậy nứt gót chân ăn gì? Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên bổ xung các thực phẩm có nhiều vitamin A, vitamin C và vitamin E như rau củ quả trong các bữa ăn.

Ngoài ra bạn nên sử dụng các phương pháp trị nứt gót chân để đẩy nhanh quá trình tái tạo da. Cách trị nứt gót chân hiệu quả tại nhà hiện nay mà nhiều người áp dụng đó là:

phương pháp trị nứt gót chân (nguồn ảnh: internet)


Trị nứt gót chân bằng mật ong: Đây là cách trị nứt gót chân tự nhiên được khá nhiều người áp dụng.

Cách làm: Trộn 3 thìa mật ong với nước ấm, khuấy đều và ngâm chân vào khoảng 15 – 20 phút để các dưỡng chất ngấm vào các khe nứt của da. Sau khoảng 20 phút thì rửa sạch chân và lau khô bằng khăn mềm sạch.

Cách trị nứt gót chân bằng mỡ trăn: Mỡ trăn là một nguyên liệu tự nhiên có nhiều dưỡng chất giúp tái tạo làn da.

Cách sử dụng như sau: buổi tối, trước khi đi ngủ, rửa sạch chân bằng nước ấm sau đó lau khô bằng khăn sạch. Tiến hành thoa kem lên vùng gót chân bị nứt nẻ và chờ cho mỡ chăn khô. Khi ngủ bạn có thể kê chân cao 1 chút để tránh mỡ trăn dính vào chăn, đệm. thực hiện khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả mà mỡ trăn mang lại.

Cách trị nứt gót chân bằng dầu dừa : dầu dừa đã quá quen thuộc với chị em rồi phại không ạ. Công dụng của dầu dừa thì không cần phải nói nữa nhé. Với dầu dừa bạn có thể sử dụng thoa trực tiếp lên vùng gót chân hoặc hòa vào nước ấm để ngâm chân, cách nào cũng tốt cả nhé.

Cách trị nứt gót chân bằng baking soda: phương pháp sử dụng baking soda là phương pháp an toàn và cũng mang lại hiệu quả cao.

Cách làm: cho 3 thìa café baking soda vào chậu nước ấm và khuấy đều cho tới khi hòa tan hết baking soda (chú ý: nước phải tới mắt cá chân nhé, như vậy toàn bộ vùng gót chân mới được làm mềm). Ngâm chân vào hỗn hợp nước khoảng 20 phút, sau đó sử dụng bàn chải hay bông tắm chà sát nhẹ vùng da để các lớp da chết bung ra sau đó lau sạch chân bằng khăn mềm. Cuối cùng có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm thoa lên da để tăng cường thêm độ ẩm.

Trị nứt gót chân bằng chuối: Phương pháp này có thể khiến nhiều chị em đặt dấu chấm hỏi. Chị em cũng biết trong chuối có nhiều dưỡng chất tốt cho da, do đó sử dụng chuối để làm mặt nạ cho vùng da bị tổn thương sẽ giúp da nhanh phục hồi.

Cách làm: lấy 2 quả chuối chín, bỏ vỏ và xay nhuyễn. làm sạch gót chân với nước ấm và chà sát nhẹ vùng gót chân, sau đó đắp phần chuối xay lên vùng da chân khoảng 20 phút rồi sửa sạch lại với nước ấm. Sử dụng khoảng 2 tuần hiệu quả mang lại sẽ rất bất ngờ đó ạ, gót chân không chỉ hết nứt nẻ mà làn da cũng trở lên mịn màng lắm đó.

Trị nứt gót chân bằng aspirin: Aspirin được tổng hợp từ nhiều loại thảo dược, sản phẩm này có tác dụng tẩy trắng da, dưỡng da mềm mịn hơn. Do đó bạn có thể nghiền khoảng 10 viên aspirin thành bột, trộn với nước cốt chanh và thoa lên vùng gót chân. Sau đó sử dụng bao nilon bịt kín vùng gót chân để hỗn hợp phát huy tác dụng. khoảng 20 – 30 phút bạn bỏ ra, rửa sạch chân bằng nước ấm.

Trên đây là một số mẹo vặt chữa nứt gót chân. Nếu bạn không có nhiều thời gian để thực hiện các phương pháp kể trên thì bạn có thể sử dụng các loại kem trị nứt nẻ gót chân như: kem trị nứt gót chân gót sen, kem dầu ngựa trị nứt gót chân, kem trị nứt gót chân vaseline, kem trị nứt gót chân thorakao, các loại kem trị nứt gót chân oriflame…

Ngoài ra trên thị trường cũng có những loại kem trị nứt gót chân của thái như kem trị nứt gót chân banana hay kem trị nứt gót chân nga: kpem Apteka…

kem trị nứt gót chân cho bà bầu: Với phụ nữ đang mang thai không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bởi các thành phẩn của thuốc có thể ngấm vào máu và gây ảnh hưởng tới em bé. Do đó khi mang thai bị nứt gót chân, chị em nên tới các cơ sở y tế để được tư vấn.

Trên đây là một số hướng dẫn điều trị nứt gót chân, hy vọng những phương pháp này sẽ mang lại đôi bàn chân đẹp cho mọi người. Cảm ơn quý độc giả đã ủng hộ, nếu thông tin còn thiếu sót mong quý độc giả đóng góp ý kiến thêm.

No comments:

Post a Comment